Tế bào gốc là các tế bào sinh học có khả năng biệt hoá thành các tế bào khác, từ đó phân bào để tạo ra nhiều tế bào gốc hơn.
Chúng được tìm thấy trong các sinh vật đa bào. Đây là thuật ngữ dịch từ tiếng Anh "stem cell" dùng để chỉ các tế bào chưa biệt hoá để đảm nhiệm chức năng vài trò cụ thể mà chúng vốn có "số phận" phải phát triển thành.
Chẳng hạn, một tế bào xương thì không thể "đẻ" ra tế bào xương khác, nhưng tế bào gốc xương thì có. Bởi thế, tế bào gốc có tiềm năng phát triển thành hầu hết bất kỳ loại tế bào nào tuỳ thuộc môi trường yêu cầu. Trong cơ thể sống, có thể lấy tế bào gốc từ hai nguồn chính: mô cơ thể đã trưởng thành và trong phôi giai đoạn sớm.
Tế bào gốc lấy từ đâu?
Trong cơ thể sống, có thể lấy tế bào gốc từ hai nguồn chính: mô cơ thể đã trưởng thành và trong phôi giai đoạn sớm. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu phương thức phát triển tế bào gốc từ các tế bào khác bằng kỹ thuật “lập trình lại” gen.
Mô cơ thể trưởng thành
Có ba nguồn có thể truy cập được biết đến của tế bào gốc trưởng thành tự thân ở người:
- Tủy xương, đòi hỏi phải khai thác bằng cách thu hoạch, đó là, khoan vào xương (thường là xương đùi hoặc đỉnh chậu ).
- Mô mỡ (tế bào mỡ), đòi hỏi phải khai thác bằng cách hút mỡ.
- Máu, đòi hỏi phải khai thác thông qua apheresis , trong đó máu được lấy từ nhà tài trợ (tương tự như hiến máu), và đi qua một máy chiết xuất các tế bào gốc và trả các phần khác của máu cho người hiến tặng.
Ứng dụng của tế bào gốc trong y học
Có thể nói công nghệ tế bào gốc là một bước tiến nhảy vọt trong y – sinh học hiện đại, và nó đã đạt được những thành tựu ứng dụng đáng được kỳ vọng. Một trong các ứng dụng được coi là hấp dẫn nhất là điều trị dựa trên tế bào.
Bên cạnh các phương thức điều trị truyền thống như điều trị bằng thuốc, phẫu thuật, thiết bị hỗ trợ, gần đây y học tái tạo ( ứng dụng của stem cells) được đặc biệt quan tâm phát triển. Liệu pháp chính là việc ứng dụng tế bào gốc trong điều trị hoặc ngăn ngừa bệnh.
Các nhà khoa học trên thế giới nói gì về tế bào gốc